Tin y tế

Số ca mắc Lao tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Ngày đăng : 21/02/2022
SỐ CA MẮC LAO TĂNG LẦN ĐẦU TIÊN TRONG HƠN MỘT THẬP KỶ VỪA QUA DO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
Đại dịch Covid-19 đã làm chậm nhiều năm chương trình chống Lao trên Toàn cầu trong suốt hơn một thập kỉ qua, khiến cho số ca tử vong tăng cao (theo báo cáo của WHO về Lao toàn cầu năm 2021). 
So với năm 2019, trong năm 2020 số người tử vong bởi Lao nhiều hơn và số người được chẩn đoán và điều trị Lao thấp hơn do tình trạng chung toàn cầu là ngành Lao không nhận được đủ các hỗ trợ cần thiết về dịch vụ.
 
Thử thách đầu tiên là khó khăn của người bệnh trong việc tiếp cận các dịch vụ về Lao  và nguồn cung còn bị giảm. Ở nhiều Quốc gia, các nguồn nhân lực về con người, về tài chính và nhiều nguồn hỗ trợ khác dành cho ngân sách chống Lao đã bị giảm đi để phân bổ cho ngân sách chống Covid-19, việc này gây cản trở cho người bệnh tiếp cận dịch vụ xét nghiệm và điều trị bệnh.
 
Thử thách thứ hai là các đợt giãn cách xã hội làm người bệnh khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế.
Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus – tổng giám đốc của WHO phát biểu: “Bài báo cáo thêm một lần nữa khẳng định lại nỗi lo lắng của chúng ta về khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế do đại dịch gây ra đã kéo tụt nhiều năm nỗ lực của Thế giới trong chiến dịch chống Lao. Đây là tin tức cảnh cáo toàn thế giới cần phải ngay lập tức đầu tư và nhanh chóng lấp đi khoảng trống trong việc chẩn đoán điều trị Lao cho hàng triệu người mắc Lao bị ảnh hưởng bởi đại dịch”
 
Trong năm 2020, do đại dịch Covid-19 nhiều ngành y tế bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng riêng ngành y tế về Lao phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn cả. Điều đáng quan tâm là có khoảng 1,5 triệu người tử vong bởi Lao trong năm 2020 (trong đó có 214 nghìn trường hợp đồng nhiễm HIV). Số ca tử vong tăng chủ yếu là ở 20 quốc gia có gánh nặng Lao cao (trong đó có Việt Nam). WHO dự báo số người người mắc và tử vong do Lao sẽ còn tăng cao hơn trong năm 2021 và 2022.
 
Các khó khăn gặp phải trong năm 2020 của việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế về Lao khiến nhiều người mắc bệnh không được chẩn đoán kịp thời. Theo báo cáo của các chính phủ quốc tế, số người làm xét nghiệm Lao trong năm 2019 là 7,1 triệu người tuy nhiên, sang năm 2020 giảm xuống còn 5,8 triệu người. Như vậy có hàng triệu người trên thế giới đang mắc Lao nhưng không được chẩn đoán và điều trị.
WHO ước tính có 4,1 triệu người mắc Lao nhưng không được chẩn đoán. Con số này tăng từ 2,9 triệu ca trong năm 2019.
 
Các quốc gia giảm số ca phát hiện Lao trong năm 2019 và 2020 là Ấn Độ (41%), Indonesia (14%), Philippines (12%) và Trung Quốc (8%). Và 12 quốc gia khác chiếm 92% tỷ lệ giảm phát hiện Lao trên toàn cầu.
Bên cạnh đó nguồn nhân lực và kinh tế cho điều trị phòng ngừa Lao cũng giảm. Năm 2020 so với năm 2019 có 2,8 triệu người tiếp cận phòng ngừa và điều trị Lao, giảm 21% so với năm 2019; số người điều trị kháng Lao cũng giảm 15% xuống còn 150 nghìn ca năm 2019 là 177 nghìn ca, chỉ đáp ứng được một phần ba số người có nhu cầu khám chữa bệnh.
 
ĐẦU TƯ CHO LAO GIẢM
Quỹ đầu tư cho Lao vẫn còn là thử thách khó khăn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình nơi chiếm 98% tổng số ca nhiễm toàn cầu. Trong tổng số quỹ đầu tư có sẵn của năm 2020, có 81% là đầu tư trong nước, các quốc gia Brazil, Nga, Federation, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi chiếm 65% tổng quỹ đầu tư trong nước.
 
Nhà tài trợ song phương lớn nhất là chính phủ Mỹ. Nhà tài trợ Quốc tế lớn nhất là Quỹ toàn cầu chống AIDS, Lao và Cúm (Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria). Theo báo cáo quỹ toàn cầu dành cho chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị Lao giảm từ 5,8 triệu xuống còn 5,3 triệu đô, ít hơn một nửa mục tiêu quỹ toàn cầu đầu tư 13 triệu đô cho quỹ Lao hàng năm vào năm 2022.
 
Trong khi đó dù có sự tiến triển trong chẩn đoán, cấp thuốc và vắc xin cho Lao nhưng quỹ đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng bị giảm còn 0,9 triệu đô năm 2019 so với mục tiêu toàn cầu đã đặt ra là 2 triệu đô hàng năm.
 
KHÔNG HOÀN THÀNH MỤC TIÊU
Chương trình Chống Lao bị đảo lộn tức là mục tiêu Chống Lao Toàn cầu không hoàn thành. Trên toàn cầu, số ca tử vong do Lao trong các năm 2015 đến 2020 giảm xuống 9,2% chỉ đạt khoảng một phần tư so với mục tiêu giảm 35% vào năm 2020. Bên cạnh việc giảm số ca mắc Lao là 11% từ 2015 đến 2020, chỉ đạt hơn nửa so mới mục tiêu 20% năm 2020. Tuy nhiên trước nỗ lực chung của nhiều tổ chức và các cá nhân chúng ta vẫn đạt được một vài thành tựu nhỏ.
 
WHO khu vực Châu Âu đạt được mục tiêu vượt mức đề ra của năm 2020, tỷ lệ mắc Lao giảm 25%. WHO khu vực Châu Phi gần đạt được mục tiêu với tỷ lệ giảm ca mắc mới là 19%, đây là con số đáng chú ý bởi tỷ tệ giảm ca mắc trung bình mỗi năm ở Nam Phi và nhiều nước phía nam Châu Phi là từ 4-10%, cùng với đó là đỉnh điễm dịch tễ HIV và sự mở rộng hoạt động phòng ngừa và chăm sóc người đồng nhiễm Lao-HIV.
 
Bản báo cáo kêu gọi các Quốc gia khẩn trương tái thiết lập và xây dựng những dịch vụ cần thiết cho chẩn đoán và điều trị Lao. Đây cũng là lời kêu gọi đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển ngành Lao, cùng các hành động hướng tới sức khỏe cộng đồng, môi trường và kinh tế vốn chịu nhiều ảnh hưởng bởi hậu quả do Lao gây ra.
Các dữ liệu báo cáo về bệnh và hành động đối phó với dịch tễ này là từ báo cáo của 197 quốc gia và khu vực, trong đó có 182 trên tổng 194 nước thành viên thuộc WHO.
 
MỤC TIÊU TOÀN CẦU
Năm 2014 và 2015, tất cả thành viên của WHO và UN tham gia vào Mục tiêu Phát triển Bền vững Liên hợp quốc và Chiến dịch Chấm Dứt Lao của WHO. Mục tiêu Phát triển Bền vững và chiến dịch Chấm dứt Lao có đề ra các mục và cột mốc cho giảm tỷ lệ nhiễm, tử vong và giảm chi phí điều trị Lao cho các bệnh nhân và các gia đình có người mắc Lao. Mục tiêu của Chiến dịch Chấm dứt Lao của WHO là giảm 90% ca tử vong và 80% ca mắc Lao vào năm 2030, so với năm 2015. Cột mốc cho năm 2020 là giảm 20% ca nhiễm và 35% ca tử vong.
 
Trong bài phát biểu của UN về Lao, UN đặt ra 4 mục tiêu mới trong các năm từ 2018 đến 2022:
  • Điều trị cho 40 triệu người mắc Lao
  • Đạt tối thiểu 30 người mắc lao tiềm ẩn được điều trị
  • Chi tối thiểu 13 triệu đô thường niên cho dịch vụ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc Lao toàn cầu.
  • Chi tối thiểu 2 triệu đô cho các hoạt động nghiên cứu về Lao