Tin y tế

WHO nói gì về Lao năm 2021?
Ngày đăng : 26/10/2021
THỰC TRẠNG
  • Năm 2020 có 1.5 triệu người chết vì Lao (trong đó có 214 nghìn ca đồng nhiễm HIV). Trong số các bệnh lây nhiễm trên thế giới, Lao là căn bệnh đứng thứ 13 gây tử vong hàng đầu đứng sau Covid-19 (đứng trước HIV/AIDS).
  • Năm 2020 ước tính có 10 triệu người mắc Lao trên toàn cầu, trong đó có 5.6 triệu đàn ông, 3.3 triệu phụ nữ và 1.1 triệu là trẻ em. Lao xuất hiện ở mọi Quốc gia và lứa tuổi. Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng Lao hoàn toàn có thể điều trị và chữa khỏi.
  • Năm 2020 có 1.1 triệu trẻ em trên thế giới nhiễm Lao. Trẻ em và thanh thiếu niên thường bỏ qua khi nhắc đến Lao nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị Lao ở độ tuổi này.
  • Cũng trong năm 2020, 30 Quốc gia có gánh nặng Lao có số ca nhiễm Lao chiếm tới 86% tổng số ca nhiễm toàn thế giới. Có 8 Quốc gia chiếm 2/3 tổng số đó đứng đầu là Ấn Độ, tiếp theo là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Pakistan, Nigeria, Dangladesh và Nam phi.
  • Lao đa kháng thuốc vẫn còn là mối đe dọa đến ngành chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Chỉ 1/3 người mắc Lao đa kháng thuốc được chữa trị trong năm 2020.
  • Theo thống kê toàn cầu, tỷ lệ nhiễm lao giảm khoảng 2% mỗi năm, từ năm 2015 đến 2020 giảm 11%.  Tỷ lệ này chạm mốc hơn một nửa so với mục tiêu giảm 20% trong chiếm dịch Chấm dứt Lao.
  • Thông qua chuẩn đoán và điều trị, người ta ước tính từ năm 2000 đến 2010 có 66 triệu người được cứu sống khỏi bệnh Lao.
  • Theo dữ liệu điều tra chi phí điều trị của bệnh nhân Lao trên thế giới, người có tiếp xúc gần với người mắc Lao trong gia đình thì phải chịu chi phí cao hơn 20% so với thu nhập nội trợ của họ. Năm 2020, thế giới vẫn chưa đạt được mục tiêu chấm dứt Lao và gia đình có người mắc Lao phải đối mặt với chi phí điều trị lớn.
  • Ở Hội nghị cấp cao Liên Hợp quốc năm 2018 đã nói đến chi phí thường niên cần cho việc chẩn đoán và điều trị Lao năm 2022 là 13 tỷ đô thì mới đạt được mục tiêu đã thống nhất..
  • Quỹ bệnh Lao ở các nước thu nhập thấp và trung bình (chiếm 98% ca bệnh Lao) không đủ để đáp ứng nhu cầu. Quỹ của năm 2020 là 5.3 tỷ đô, ít hơn một nửa (chỉ chiếm 41%) so với mục tiêu toàn cầu.
  • Năm 2019 và 2020, quỹ đầu tư giảm 8.7% (từ 5.8 tỷ đô còn 5.3 triệu), mức quỹ này chỉ bằng năm 2016.
  • Chấm dứt Lao vào năm 2030 là một trong các mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc.
Lao gây ra bởi vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây bệnh nhiều nhất ở phổi. Lao là bệnh hoàn toàn có thể chữa và điều trị khỏi.
Vi khuẩn lao lây nhiễm từ người sang người qua đường không khí. Khi người mắc Lao phổi ho, hắt hơi hoặc nhổ nước bọt, vi khuẩn lao sẽ bay ra ngoài không khi dưới dạng giọt nước cực nhỏ. Người khỏe mạnh khi hít phải các giọt này sẽ nhiễm bệnh.
Khoảng ¼ dân số Thế giới nhiễm vi khuẩn Lao, có nghĩa là nhiều người mang mầm bệnh Lao trong cơ thể nhưng chưa phát triển thành bệnh nên không lây nhiễm cho người khác.
Khoảng 5-10% người nhiễm vi khuẩn Lao phát triển thành bệnh Lao trong suốt cuộc đời của họ. Những người có nguy cơ phát triển bệnh Lao là những người có hệ suy dịch miễn giảm, người nhiễm HIV, người suy dinh dưỡng, người mắc đái tháo đường, hoặc người hút thuốc.
Khi một người mắc Lao hoạt động, triệu chứng (thường thấy là ho, sốt, ra mồ hôi về đêm hoặc giảm cân) xuất hiện không rõ ràng trong nhiều tháng. Việc này gây khó khăn cho xét nghiệm và điều trị, kết quả là vi khuẩn Lao có cơ hội lây nhiễm sang cho người khỏe mạnh khác. Một người mắc lao có thể lây bệnh cho 5-10 người khác trong một năm. Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc Lao và người mắc Lao đồng nhiễm HIV có khả năng sẽ tử vong.
 
ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO
Lao hầu hết ảnh hưởng đến người trưởng thành nhưng mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Hơn 95% ca tử vong do Lao xảy ra ở các quốc gia đang phát triển.
Người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển Lao hoạt động gấp 18 lần. Người suy giảm hệ miễn dịch cũng có nguy cơ cao phát triển Lao hoạt động. Người suy dinh dưỡng có nguy cơ phát bệnh gấp 3 lần. Theo báo cáo toàn cầu năm 2020, có 1.9 triệu ca nhiễm Lao là các bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Người nghiện rượu, hút thuốc cũng có nguy cơ phát triển lao hoạt động tương ứng là 3.3 và 1.6 lần. Năm 2020, có 0.74 triệu ca nhiễm là người nghiện rượu và 0.73 ca là người hút thuốc.
 
ẢNH HƯỞNG TRÊN TOÀN CẦU
Bệnh Lao có ở khắp nơi trên thế giới, năm 2020 số ca mắc Lao cao nhất thế giới là ở khu vực Nam Châu Á, trong đó có 43% ca nhiễm mới, xếp sau là khu vực Châu Phi với 25% ca nhiễm mới, cuối cùng là khu vực Tây Thái Bình Dương với tỷ lệ là 18%.
Năm 2020, số ca nhiễm lao ở 30 Quốc gia có gánh nặng Lao cao chiếm 86% trên tổng số ca nhiễm trên thế giới. 8 Quốc gia đứng đầu về tỷ lệ nhiễm Lao là: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philipppines, Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Nam Phi.
 
DẤU HIỆU VÀ CHẨN ĐOÁN
Dấu hiệu phổ biến của Lao phổi hoạt động là ho ra đờm có máu, đau ngực, cơ thể mệt mỏi, giảm cân, sốt nhẹ về chiều và ra mồ hôi vào ban đêm. Tổ chức WHO khuyến khích sử dụng xét nghiệm chẩn đoán phân tử nhanh cho sàng lọc ban đầu cho bệnh nhân nghi nhiễm Lao. Theo WHO phương pháp chẩn đoán phân tử có độ chính xác cao và có khả năng xét nghiệm Lao và Lao kháng thuốc từ giai đoạn đầu. Xét phân tử được WHO khuyến nghị là Xpert UltraTruenat.
 
ĐIỀU TRỊ LAO
Người mắc hoàn toàn có thể được điều trị và chữa khỏi. Thời gian tiêu chuẩn điều trị Lao hoạt động và người nhạy cảm với thuốc là 6 tháng với 4 loại thuốc kháng sinh cùng sự hỗ trợ tư vấn của nhân viên y tế trong quá trình điều trị.
Từ năm 2000 ước tính có 66 triệu người được cứu sống nhờ điều trị và chẩn đoán Lao kịp thời.
 
LAO VÀ HIV
Người mắc HIV có nguy cơ mắc Lao hoạt động gấp 18 lần so với người không nhiễm HIV.
HIV và Lao là hai căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người, bệnh này sẽ làm tăng khả năng phát triển của bệnh kia. Có 215 nghìn người tử vong do mắc Lao đồng nhiễm HIV trong năm 2020. Chỉ 73% số bệnh nhân Lao được xét nghiệm HIV năm 2020, tăng so với 70% của năm 2019. Ở khu vực Châu Phi, người đồng nhiễm Lao và HIV chiếm tỷ lệ cao nhất là 85% . Nhìn chung trong năm 2020 có 88% số bệnh nhân Lao đồng nhiễm HIV điều trị theo phương pháp kháng virut (ART).
WHO khuyến khích 12 cách tiếp cận điều trị cho người mắc Lao đồng nhiễm HIV, trong đó mục đích của phòng ngừa và điều trị là giảm số ca tử vong.
 
LAO KHÁNG THUỐC
Liệu pháp điều trị Lao kháng thuốc đã đang được áp dụng trong nhiều thập kỉ và ở các quốc gia đã xuất hiện tình trạng kháng và đa kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc chống Lao xảy ra khi không sử dụng đúng cách thuốc chống Lao do người bệnh, người hướng dẫn sử dụng thuốc, chất lượng thuốc không tốt hoặc người bệnh tự ý dừng điều trị.
Đa kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn Lao kháng isoniazid và rifampicin, đây là 2 loại thuốc trị Lao hiệu quả nhất và được đưa vào phác đồ điều trị loại một. Lao đa kháng thuốc vẫn có thể được điều trị và chữa khỏi theo phác đồ loại hai. Tuy nhiên lựa chọn của phác đồ này còn hạn chế và đòi hỏi làm hóa trị mở rộng (có thể mất tới 2 năm) cùng các loại thuốc đắt và có hại đến cơ thể.
Trong một vài trường hợp có thể xảy ra kháng nhiều loại thuốc cùng lúc. Nếu vi khuẩn lao kháng thuốc trị của phác đồ loại hai thì việc điều trị cho bệnh nhân là không thể bởi không còn phác đồ nào có thể điều trị được nữa.
Lao đa kháng thuốc vẫn còn là mối đe dọa đến cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn Thế giới. Trong năm 2020, chỉ 1/3 người mắc Lao kháng thuốc được chữa trị.
Năm 2018, tỷ lệ trị Lao kháng thuốc thành công là 59% toàn Thế giới. Năm 2010, WHO khuyến khích phương pháp điều trị lao đa kháng thuốc ngắn hơn (9 đến 11 tháng) hoàn toàn sử dụng thuốc uống. Nghiên cứu cho thấy với phương pháp mới này bệnh nhân cảm thấy dễ thực hiện điều trị hơn so với phác đồ điều trị 20 tháng như trước đây.
Theo hướng dẫn của WHO để xét nghiệm lao kháng thuốc cần xét nghiệm dương tính với Lao trước rồi làm xét nghiệm nhanh kháng Lao bằng phương pháp phân tử, nuôi cấy hoặc công nghệ giải trình tự. Điều trị cần lộ trình của các thuốc theo phác đồ loại hai từ 9 đến 20 tháng cùng với sự tư vấn từ nhân viên y tế. WHO khuyến khích điều trị bằng thuốc uống.
Cuối năm 2020, 65 quốc gia đã bắt đầu áp dụng phác đồ điều trị Lao kháng thuốc với thời gian ngắn hơn và 109 quốc gia sử dụng Bedaquiline để tăng hiệu quả cho điều trị.
 
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Mục tiêu của chiến lược Chấm dứt Lao của WHO “Không để cho bất kỳ bệnh nhân nào và người nhà của họ phải chịu phí tổn lớn gây ra bởi Lao”, được đề ra bởi các quốc gia và WHO trong chiến lược Chấm dứt Lao năm 2015. Điều này cho thấy thế giới vẫn chưa đạt được mục tiêu là 0% năm 2020.
Theo kết quả điều tra ở 23 quốc gia về chi phí điều trị của bệnh nhân Lao và gia đình họ, tỷ lệ phải chịu chi phí cao* là từ 13% đến 92% và giá trị chung của mỗi quốc gia là 47%.
*Tổng chi phí >20% thu nhập thường niên của hộ gia đình
 
ĐẦU TƯ VÀO NGHIÊN CỨU, CHẨN ĐOÁN, NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ LAO
Thế giới cần 13 tỷ đô đầu tư thường niên cho nghiên cứu, chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị Lao để đạt được mục tiêu Toàn cầu như đã thống nhất trong hội nghị cấp cao Liên minh Quốc gia về Lao.
  • Đầu tư vào điều trị và chẩn đoán Lao ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 98% của báo cáo về ca nhiễm Lao, vẫn còn quá thấp so với mức cần thiết. Chưa có đến một nửa (41%) mục tiêu quỹ Lao Toàn cầu là có sẵn.
  • Quỹ đầu tư cho Lao giảm ngang về mức của năm 2016, tỷ lệ giảm là 8.7% trong năm 2019 và 2020 (giảm từ 5.8 còn 5.3 tỷ đô)
  • Quỹ đầu tư Lao có sẵn trong năm 2020 là 5.3 tỷ đô, trong đó 81% đầu tư là từ nguồn nội địa của các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Federation, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) chiếm 2.8 tỷ đô (65% trên tổng đầu tư nội địa).
  • Trong thập kỷ vừa qua, các nhà tài trợ quốc tế đóng góp vào quỹ Lao thường niên là 0.9 tỷ đô, trong đó 76% là đầu tư cho Quỹ Chống AIDS, Lao và bệnh truyền nhiễm Toàn cầu.
  • Chính phủ Mỹ là nhà đóng góp cũng như tài trợ song phương lớn nhất của quỹ Toàn cầu, nhìn chung Mỹ đã đóng góp gần 50% cho quỹ Lao.
  • Dữ liệu của quỹ Lao trong năm 2021 cho thấy việc phân bổ vẫn chưa được thực hiện đồng đều. Quỹ Lao hiện nay cần gấp thêm nhiều nguồn hỗ trợ từ nội địa và quốc tế.
  • Theo tổ chức Nhóm Hành động Điều trị, năm 2019 chỉ 0.9 tỷ đô là được dùng vào việc phát triển công cụ mới. Mỗi năm vẫn cần thêm ít nhất 1.1 tỷ đô cho việc phát triển các công cụ mới.
 
CAM KẾT TOÀN CẦU VÀ PHẢN HỒI TỪ WHO
Ngày 26 tháng 9 năm 2018, tổ chức Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị cấp cao về Lao để thảo luận nâng cao về thực trang dịch bệnh và tiến tới tìm giải pháp chấm dứt Lao. Hội nghị này theo sau hội nghị trước đó được WHO tổ chức vào tháng 11 năm 2017. Kết quả là các quốc gia thành viên trong Liên Hợp Quốc đều tuyên bố thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững và tái khẳng định lại Chiến lược chấm dứt bệnh Lao của WHO, đồng thời đưa ra thêm các mục tiêu mới.
Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.3 gồm việc chấm dứt Lao vào năm 2030. Chiến dịch chấm dứt Lao có các cột mốc (năm 2020 và 2025) và các mục tiêu (cho năm 2030 và 2035) giảm số ca nhiễm và tử vong do Lao gây ra. Mục tiêu của năm 2030 là giảm 90% số ca tử vong do Lao và 80% ca mắc Lao (mỗi năm có khoảng 100 nghìn người nhiễm mới) so với năm 2015. Cột mốc của năm 2020 là giảm 35% số ca tử vong và 20% tỷ lệ nhiễm. Chiến lược cũng bao gồm cột mốc năm 2020 là không để cho bất kỳ bệnh nhân nào và gia đình họ phải chịu chi phí tốn kém gây ra bởi Lao.
Các mục tiêu toàn cầu mà Liên Hợp Quốc đã tuyên bố ở hội nghị cấp cao:
  • Điều trị cho 40 triệu người nhiễm Lao trong năm 2018 đến 2022;
  • Điều trị ngăn chặn Lao phát triển cho ít nhất 30 triệu người mắc Lao tiềm ẩn trong năm 2018 đến 2022;
  • Huy động ít nhất 13 tỷ đô thường niên cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Lao đến năm 2022;
  • Huy động ít nhất 2 tỷ đô thường niên cho các nghiên cứu về Lao.
Yêu cầu đặt ra trong tuyên bố:
  • Năm 2019, WHO đã hoàn thành và xuất bản tài liệu “Khung trách nhiệm giải trình đa ngành” (Multisectoral Accountability Framework) về Lao (MAF-TB). WHO hỗ trợ các nước ứng dụng và sử dụng khung này để biến cam kết thành hành động, để giám sát, báo cáo và đánh giá quá trình cùng sự tham gia của các thành viên lãnh đạo cấp cao, các ngành liên quan, tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác.
  • Trong năm 2020, cùng với sự hỗ trợ của WHO, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã viết và phát hành một bản báo cáo quá trình.
  • Tiêu biểu của lãnh đạo cấp cao trong việc giải trình đa ngành (multisectoral accountability) bao gồm người đứng đầu chiến dịch Chấm dứt Lao dự đoán và dần xây dựng thể chế cho sự tham gia và giải trình của các bên liên quan ở Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines và Việt Nam cũng như các chiến dịch Quốc gia trong cuộc chiến Chấm dứt Lao.
WHO đang làm việc chặt chẽ với các Quốc gia, đối tác và cộng đồng dân sự trong nỗ lực tăng mối quan tâm đến Lao. WHO thực hiện 6 chức năng chính để hoàn thành mục tiêu đã đề ra ở Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc, Mục tiêu Phát triển Bền vững và Chiến dịch Chấm dứt Lao. Các mục tiêu hàng đầu của WHO là:
  • Tham gia cùng các lãnh đạo Quốc tế để phát triển chiến lược, cam kết chính trị và thực hiện đa ngành, tăng cường kiểm duyệt và giải trình, tham gia vận động và quan hệ đối tác cho chiến dịch Chấm dứt Lao;
  • Lên kế hoạch và đổi mới chương trình, khuyến khích các hoạt động liên quan đến Lao, tuyên truyền và phổ cập kiến thức về Lao;
  • Thiết lập tiêu chuẩn cho điều trị và phòng ngừa Lao đồng thời hành động thúc đẩy để đưa tiêu chuẩn đó áp dụng vào thực tiễn;
  • Phát triển và phổ biến các chính sách về điều trị và phòng ngừa Lao;
  • Đảm bảo cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên tham gia cùng WHO trong chiến dịch này;
  • Theo dõi và báo cáo tình trạng, ngân sách và tiến độ kế hoạch về Lao ở cấp Quốc tế, khu vực và Quốc gia.
 
Nguồn: Theo WHO