Tin y tế

Hiệu quả chức năng phục hồi hô hấp ở người tràn dịch màng phổi do lao
Ngày đăng : 04/01/2022
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRÊN NGƯỜI BỆNH TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO
 
 
Đặt vấn đề
Điều trị tràn dịch màng phổi (TDMP) do Lao gồm ba mục đích chính. Thứ nhất, ngăn cảm sự tiến triển hoạt động của vi khuẩn Lao; thứ 2, giảm triệu chứng tràn dịch màng phổi do Lao và cuối cùng ngăn chặn sự tiến triển của xơ hóa, dày dính màng phổi.
Di chứng hay gặp của tràn dịch màng phổi là dày dính màng phổi (DDMP), theo thống kê của Nguyễn Việt Cồ thấy tỉ lệ dày dínhh màng phổi sau TDMP di Lao là 70%.
Điều trị phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi là rất quan trọng vì góp phần làm giảm nguy cơ dày dính màng phổi, cải thiện chức năng hô hấp, giảm khó thở, đem lại chất lượng cuộc sống tố thơn cho người bệnh, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
 
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do Lao
Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng hô hấp của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do Lao.
 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 60 người bệnh Lao màng phổi mới điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương. Đánh giá trên hai nhóm người bệnh gồm nhóm can thiệup (CT) là nhóm được tập phục hồi chức năng và nhóm chứng là nhóm tự tập tại nhà. Đánh giá được dựa trên các tiêu chí về lâm sàng đặc biệt là di chứng ổ cặn màng phổi của bệnh nhân sau khi đièu trị PHCNHH 2 tháng
 
 
 
Kết luận
Tràn dịch màng phổi do Lao ảnh hưởng tới khả năng gắng sức, mức độ dãn nở lồng ngực của bệnh nhân, có thể để lại di chứng dày dính màng phổi sau khi điều trị Lao. Điều trị phục hồi chức năng giúp cải thiện khẳ năng vận động và mức độ gắng sức, độ giãn nở lồng ngực, tỷ lệ di chứng ổ cặn màng phổi ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Nhóm chứng có tỷ lệ di chứng ổ cặn màng phổi là 16,7% còn nhóm can thiệp là 0%. Tỷ lệ không di chứng ở nhóm can thiệp cao hơn là 33,3% so với nhóm chứng là 13,3%, sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,018
 
Kết quả và bàn luận
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi
 
 

Tuổi

Nhóm can thiệp 

(n = 30)

Nhóm chứng

(n = 30)

p

 

n

%

n

%

< 20

6

20

2

6,7

0,053

20-40

18

60

19

63,3

40-60

6

20

7

23,3

  • 60

0

0

2

6,7

Trung bình

29,07+/- 10,612

35.17+/-13.154

 
 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
 
tình trạng dày dính màng phổi của hai nhóm khi vào viện
 
 
Đoạn đường đi bộ trung bình 6 phút
 

Nhóm

Nhóm CT

(n=30)

Nhóm chứng

(n=30)

P2

Thời điểm

X+/-SD (m)

X+/-SD (m)

Trước CT

562,00+/-79,780

566,33+/-49,252

0,801

Sau CT

624,83+/-59,805

596,17+/-41,826

0,036

D        

62,83+/-40,97

29,83+/-26,27

0,000

P1

0,000

0,000

 

 
 
Độ dãn nở lồng ngực qua 2 thời điểm trước và sau tập PHCN
 

Nhóm

Nhóm CT

(n=30)

Nhóm chứng

(n=30)

P2

Thời điểm

X+/-SD (cm)

X+/-SD (cm)

Trước CT

3,15+/-0,82

3,35+/-0,80

0,343

Sau CT

4,36+/-0,55

3,96+/-0,41

0,003

P1

0,000

0,000

 

 
 
Đánh giá tỷ lệ di chứng của 2 nhóm sau tập phục hồi CNHH 2 tháng
 
 
KẾT LUẬN
Tràn dịch màng phổi do lao ảnh hưởng tới khả năng gắng sức, mức độ dãn nở lồng ngực của bệnh nhân, có thể để lại di chứng dày dính màng phổi sau khi điều trị lao. Điều trị phục hồi chức năng giúp cải thiện khả năng vận động và mức độ gắng sức, độ dãn nở lồng ngực, tỷ lệ di chứng ổ cặn màng phổi ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Nhóm chứng có tỷ lệ di chứng ổ cặn màng phổi là 16,7% còn nhóm can thiệp là 0%. Tỷ lệ không di chứng ở nhóm can thiệp cao hơn là 33,3% so với nhóm chứng là 13,3%, sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,018
 
Tài liệu tham khảo:
  1. Nguyễn Việt Cồ, Báo cáo sinh hoạt khoa học – số chuyên đề bệnh Lao ngoài phổi, tập 5, Bệnh viện Lao và bệnh phổi,3.
  2. Nguyễn Đình Kim: Tràn dịch màng phổi, Bệnh học Lao – bệnh phổi tập 1, NXB Y học, 327-347
  3. Nguyễn Thị Phương Anh: Đánh giá hiệu quả chương trình PHCNHH cho bệnh nhân phẫu thuật ung thư tại bệnh viện phổi Trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2011.

 

Nguồn: Hội phổi Việt Nam