Tin y tế

Giảm tỷ lệ nhiễm Lao ở người mắc tiểu đường
Ngày đăng : 08/10/2021
Trên thế giới có khoảng 10 triệu người mắc Lao mỗi năm. Phần lớn những người này sống ở các nước có gánh nặng Lao cao như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Khoảng một phần tư dân số thế giới - khoảng 1.7 triệu - người mắc Lao tiềm ẩn.
Những người mắc Lao tiềm ẩn không xuất hiện triệu chứng cũng như không lây bệnh cho người khác, nhưng khoảng 5-15% người mắc Lao tiềm ẩn sẽ phát triển thành bệnh Lao hoạt động trong suốt quãng đời còn lại. Hơn nữa chiến lược chấm dứt bệnh Lao hiệu quả hiện nay là điều trị cho các ca mắc Lao tiềm ẩn.
 
 
 
Những người mắc tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh lao gấp ba lần người thường
Các bài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các bệnh nhân tiểu đường có thể tránh mắc bệnh Lao nếu họ được phát hiện và điều trị dự phòng ngay từ giai đoạn Lao tiềm ẩn. Như vậy, phương pháp điều trị chính ngăn chặn bệnh lao là điều trị dự phòng cho các trường hợp mắc Lao tiềm ẩn.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo cách điều trị này nhất là ở hai nhóm nguy cơ cao: người mắc HIV và trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng nhà với người mắc Lao. Việc điều trị cho các nhóm nguy cơ khác cũng có tác động tích cực đến mục tiêu điều trị Lao tiềm ẩn toàn cầu.
Nhóm nguy cơ thứ ba là những người mắc tiểu đường có thể hưởng lợi từ việc điều trị Lao tiềm ẩn bởi nhóm đối tượng này có nguy cơ phát triển bệnh lao cao gấp 3 lần so với người không mắc tiểu đường.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng người mắc tiểu đường sống ở Bandung, Indonesia tỷ lệ mắc Lao tiềm ẩn thấp hơn đối với những người sống chung (nhóm nguy cơ cao mắc Lao). Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc Lao cao vì vậy cần điều trị dự phòng cho họ. Họ có nguy cơ mắc bệnh giống với những người nhiễm HIV được điều trị Lao.
 
Số người mắc tiểu đường trên thế giới đang tăng
Không chỉ riêng ở các nước đã phát triển, số người mắc tiểu đường đang tăng lên trên toàn cầu, vì vậy chúng ta cần chú ý đến cả những người có tiếp xúc và không tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Theo WHO, số người mắc tiểu đường đã tăng từ 108 triệu người năm 1980 lên 422 triệu người trong năm 2014 và người trên 18 tuổi mắc tiểu đường tăng từ 4.7% năm 1980 lên 8.5% năm 2014.
Theo cuộc điều tra ở thành phố Bandung, Indonesia, với 590 bệnh nhân tiểu đường không có dấu hiệu nhiễm Lao. Khoảng sau 3,5 năm sau có 11 người được chẩn đoán nhiễm Lao thông qua tư vấn về triệu chứng, chụp X-quang ngực và xét nghiệm đờm.
Đây không phải là số lượng lớn nhưng tỷ lệ ước tính cứ 1000 người thì có 9.85 người phát triển thành Lao mỗi năm. Dù chưa được thống kê nhưng trên thực tế tỷ lệ này còn cao hơn ở những người có nền mắc Lao tiềm ẩn (tỷ lệ là 17.13 người trên 1000 người mỗi năm) so với người âm tính với Lao (tỷ lệ là 4.79 người trên 1000 người mỗi năm).
 
Kiểm soát Lao ở người mắc tiểu đường

Bài nghiên cứu này tác động đến cách đánh giá điều trị Lao cho người mắc tiểu đường ở Indonesia và các quốc gia có gánh nặng lao cao khác. Với tỷ lệ mắc Lao cao của bệnh nhân tiểu đường, tỷ lệ này còn cao hơn ở người có nền nhiễm Lao tiềm ẩn, đã chứng minh rằng phương pháp điều trị dự phòng Lao tiềm ẩn hiệu quả cho việc giảm tỷ lệ mắc Lao ở nhóm bệnh nhân tiểu đường.

Đã có phác đồ điều trị Lao hiệu quả cho người đồng nhiễm HIV nhưng phác đồ này chưa được chứng minh là có hiệu quả với người mắc tiểu đường. Liệu chúng ta có thể áp dụng phác đồ này cho bệnh nhân tiểu đường mà không có bất kì tác dụng phụ nào?
Một nghiên cứu ngẫu nhiên ở những nơi có gánh nặng Lao cao ở bệnh nhân tiểu đường đã chứng minh và đóng góp những thông tin quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lao của người mắc tiểu đường. Hai nước ở Châu phi chuẩn bị và áp dụng phương pháp này.