Xét nghiệm IGRA
Nghiên cứu đánh giá xét nghiệm Lao qua máu (IGRA) và xét nghiệm Lao qua da (TST)
Ngày đăng : 07/03/2022
Đánh giá độ hiệu quả của xét nghiệm Lao qua máu (IGRA) so với xét nghiệm Lao qua da (TST)
Gần đây, bài nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay ở Mỹ nhằm so sánh xét nghiệm Lao qua máu (IGRAs) và xét nghiệm Lao qua da (TST) đã khẳng định lại một lần nữa rằng chúng ta nên sử dụng xét nghiệm IGRA cho các nhóm nguy cơ cao.
Hội nghiên cứu dịch tễ học Lao (TBESC) đã tiến nhành nghiên cứu với hơn 20 nghìn tình nguyện viên ở 10 địa điểm khác nhau trên khắp nước Mỹ, chứng minh xét nghiệm Lao qua máu (IGRA) khi so sánh với xét nghiệm TST có tính chính xác cao hơn đối với người đã tiêm vắc xin BCG mắc Lao tiềm ẩn.
Tổng quan về Hội nghiên cứu dịch tễ học Lao (TBESC)
TBESC là quỹ hợp tác CDC Mỹ được thành lập bởi Các trung tâm học viện Mỹ và các đối tác của họ, quỹ đã thực hiện nhiều nghiên cứu có quy mô lớn, nghiên cứu theo dõi dọc, ba trong số các nghiên cứu mà quỹ đã thực hiện là:
Kết quả thống nhất của xét nghiệm TST và IGRA
Mức độ chính xác trong dự đoán Lao tiềm ẩn phát triển thành Lao hoạt động ở các bệnh nhân mắc Lao nói chung và các nhóm mắc Lao chủ yếu.
Cung cấp hướng dẫn áp dụng xét nghiệm TST và IGRA phù hợp cho các nhóm mắc Lao chính
Bệnh nhân đăng ký tham gia nghiên cứu của TBESC là những người ở nhiều độ tuổi khác nhau, đa quốc tịch, và những nhóm người có nguy cơ cao (người có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Lao, người có hệ miễn dịch suy giảm, người vô gia cư). Những người tham gia đăng kí làm một xét nghiệm TST và hai xét nghiệm IGRA, và được theo dõi sự phát triển của Lao trong hai năm tiếp theo.
Proportion of participants (%): tỷ lệ số người tham gia (%)
Age group (years): nhóm tuổi (năm)
Đồng nhất các kết quả
Kết quả nghiên cứu của TBESC cho biết những người không sinh ra tại Mỹ có kết quả dương tính với Lao tiềm ẩn của xét nghiệm IGRA và TST lần lượt là 24% và 43.2%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ dương tính giả của xét nghiệm TST gây tốn kém chi phí điều trị và ảnh hưởng xấu đến hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Quan trọng hơn cả là sự chênh lệch về độ chính xác của kết quả giữa hai xét nghiệm có ở tất cả các nhóm tuổi, từ kết quả nghiên cứu này đã có rất nhiều tổ chức khuyến khích thay thế xét nghiệm TST bằng xét nghiệm IGRA cho chẩn đoán Lao ở nhóm những người có nguy cơ cao.
Sau khi xem xét lại dữ liệu thu được, các nhà nghiên cứu cân nhắc lợi ích có được khi áp dụng xét nghiệm Lao mới thay thế cho TST: “Việc ứng dụng xét nghiệm IGRA sẽ giảm thiểu việc làm các xét nghiệm khác không cần thiết và giúp chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng tiết kiệm hiệu quả nguồn kinh phí.”
Dự đoán quá trình mắc Lao
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng dữ liệu từ nghiên cứu này của TBESC tương đồng với kết quả nghiên cứu của các bài nghiên cứu quy mô nhỏ hơn trước đó. Như vậy kết quả lần này khẳng định thêm một lần nữa khả năng chẩn đoán chính xác trạng thái từ Lao tiềm ẩn sang Lao hoạt động của xét nghiệm IGRA.
Hướng dẫn và khuyến cáo
Các nhà nghiên cứu đưa ra 2 khuyến cáo từ CDC Mỹ là:
1) Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nên làm xét nghiệm Lao:
- Người ở các quốc gia có gánh nặng Lao cao.
- Người có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Lao hoạt động
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc do các bệnh lý khác.
2) Những người không sinh ra ở Mỹ nên làm xét nghiệm Lao IGRA
Các kết quả khác thu được
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ không xác định ở xét nghiệm QuantiFERON (xét nghiệm IGRA) là 0.4%
Ý nghĩa: Chỉ một số lượng nhỏ bệnh nhân có kết quả không xác định cần phải làm xét nghiệm lại, con số này không lớn nên không làm ảnh hưởng đến chiến lược tiết kiệm chi phí của xét nghiệm IGRA.
Sự chênh lệch về độ chính xác của xét nghiệm TST và IGRA thể hiện rõ nhất là ở trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi.
Ý nghĩa: Trẻ em không sinh ra trên nước Mỹ được tiêm vắc xin BCG nên nếu làm xét nghiệm TST khả năng cho kết quả sai rất cao nên rất khó phát hiện tình trạng mắc Lao tiềm ẩn ở đối tượng này.
Tỷ lệ dương tính xét nghiệm IGRA tăng theo độ tuổi đối với người không sinh ra tại Mỹ, điều này cho biết người mắc Lao tiềm ẩn theo thời gian sẽ phát triển thành Lao hoạt động.
Ý nghĩa: Người sinh ra ở quốc gia đông dân di cư đến Mỹ khi có tuổi sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh Lao.
Nghiên cứu của TBESC đưa ra thông điệp rõ ràng là chúng ta cần chủ động khuyến khích những người có nguy cơ cao làm xét nghiệm, đặc biệt là nhóm những người có nguy cơ phơi nhiễm (người tiếp xúc gần bệnh nhân Lao, người có người nhà mắc Lao, trẻ không sinh ra trên nước Mỹ) hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm. Thay thế xét nghiệm TST bằng xét nghiệm IGRA giúp chúng ta tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xét nghiệm cho chương trình sàng lọc Lao hiện đại.
Xem tài liệu gốc (tiếng Anh) tại đây:
Các bài viết khác
Danh mục sản phẩm
Danh mục tin tức