Công nghệ và Quy trình
IGRA tên tiếng Anh là Interferon-Gamma Release Assays (xét nghiệm giải phóng IFN-γ) , dùng cho chẩn đoán vi khuẩn Lao trong cơ thể người. Có hai loại xét nghiệm IGRA đã được Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì cấp phép và có sẵn trên thị trường:
- QuantiFERON®-TB Gold In-Tube test (QFT-GIT);
- T-SPOT®.TB test (T-Spot)
Quy trình
Sau khi lấy mẫu, máu được hòa với các kháng nguyên có Lao phức hợp, cụ thể là ESAT-6 và CFP10. Các kháng nguyên này được thiết kế để kích thích giải phóng IFN-γ từ các tế bảo T đã tiếp xúc với vi khuẩn lao trước đó, đặc hiệu đối với M.tuberculosis.
Sau đó đo lượng IFN-γ được giải phóng và so sánh lượng đối chứng dương tính và âm tính để đưa ra kết quả.
Người ta đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá xét nghiệm IGRA và đã chứng minh được IGRA xét nghiệm hiệu quả ở hầu hết các trường hợp nhiễm Lao.
Độ nhạy từ 80-90% trở lên, phần lớn các nghiên cứu được tiến hành trên mẫu đã có kết quả nuôi cấy dương tính với Lao. Tỷ lệ này thấp hơn ở bệnh nhân nhiễm HIV, người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch và trẻ em dưới 2 tuổi. Độ đặc hiệu trên 95%, các nghiên cứu thực hiện cho bệnh nhân có nguy cơ mắc Lao thấp.
Từ các nghiên cứu, dữ liệu cho biết IGRA hoạt động hiệu quả ở bệnh nhân không bị ức chế miễn dịch và trẻ em trên 2 tuổi.
Ưu điểm
IGRA được phát triển để khắc phục một số hạn chế của phương pháp xét nghiệm Lao qua da (TST) như:
- Chỉ cần một lần đến lấy mẫu xét nghiệm
- Có kết quả trong 24 giờ
- Không cần làm thêm xét nghiệm phụ
- Không phản ứng với vắc xin BCG, không gây dương tính giả.
Khó khăn
Mẫu máu phải được xử lí sau khi lấy trong khoảng thời gian từ 8-30 giờ.
Sai kỹ thuật lấy máu, điều kiện bảo quản/ vận chuyển không phù hợp, hoặc khôgn tuân thủ quy trình thực hiện xét nghiệm làm giảm độ chính xác của kết quả IGRA.
Dữ liệu IGRA còn hạn chế ở các đối tượng:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Người mới nhiễm lao
- Người có hệ miễn dịch bị ức chế
Những ai nên làm xét nghiệm Lao qua máu?
IGRA có thể là xét nghiệm thay thế xét nghiệm Lao qua da (TST) bởi độ chính xác cao và đối tượng có thể xét nghiệm đa dạng hơn:
- Người đã tiêm vắc xin BCG
- Người đã từng làm xét nghiệm Lao qua da nhưng kết quả không rõ ràng.
- Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc Lao cao.
- Người có tiếp xúc gần với bệnh nhân Lao, hoặc người có người nhà nhiễm Lao.
- Người có các triệu chứng bệnh Lao như: ho, sốt, khó thở, đổ mồ hôi về đêm, sút cân,...v.v.